ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID19 ĐẾN EVENT INDUSTRY TẠI VIETNAM
Bill Nguyen xin được recap một số keypoint từ các speakers và chia sẻ của Bill về tình hình của event industry và các agency hiện giờ dưới tác động của đại dịch Covid19 trong buổi Webminar của DMA tối ngày 4/4/2020.
1. ĐẠI DỊCH TÁC ĐỘNG MẠNH NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH EVENT & BTL
Chúng ta hiện đang chiến đấu với một “đội quân bóng ma” (theo lời Long Tran – PNJ) do không nhận biết được đội quân này có bao nhiêu quân, sức mạnh như thế nào và đến bao giờ có thể đánh bại được chúng nó. Nếu như đại dịch lần này như một phát súng, thì hiện tại các cty BTL và Event đang bị trọng thương và mất máu khá nhiều.
Sau một khảo sát nhanh của Bill đến các GĐ, MD của các công ty, thì có đến 70% – 80% cty chỉ đạt được khoảng 30% mục tiêu doanh thu cho cả Q1/2020 vừa rồi, hầu hết đó là những event đã diễn ra vào dịp trước tết ÂM LỊCH.
Bắt đầu sau tết ÂL, có rất nhiều event bị dời, hoặc huỷ bỏ dẫn đến tình trạng có hơn 80% cty “ngồi chơi xơi nước” từ tầm tháng 02/2020 – 04/2020. Ở đây được hiểu là không có project diễn ra, không có event làm dẫn đến việc không phát sinh doanh số, các cty vẫn làm việc, lên plan cho khách hàng rất nhiều nhưng “xong rồi thì để đó”
2. KỊCH BẢN NÀO LÀ KỊCH BẢN TIẾP THEO CỦA KHỦNG HOẢNG LẦN NÀY
Việc rất quan trọng cần làm là chúng ta cần chuẩn bị cho cty của mình những giải pháp khác nhau để ứng phó với các kịch bản sẽ xảy ra tiếp theo trong tương lai. Theo như sự đánh giá có 4 loại kịch bản sẽ diễn ra.
* KỊCH BẢN CHỮ V: nền kinh tế và thị trường lao dốc thật nhanh và cũng có tốc độ hồi phục nhanh. Đây là loại kịch bản được xem là lạc quan, sau khi dịch đi qua, tốc độ hồi phục của việc kinh doanh sẽ nhanh chóng như dịch đến. Các hoạt động kinh tế thị trường nhanh chóng ổn định và các Doanh nghiệp, các nhãn hàng tiếp tục thực hiện các chiến dịch marketing, truyền thông. Lúc này ngành BTL và Event sẽ nhanh chóng sống lại. >>> QUÊN ĐI, kịch bản này chắc chắn sẽ không thể xảy ra với tình hình hiện tại.
* KỊCH BẢN CHỮ U: nền kinh tế sau khi tụt dốc, đến lúc dịch qua đi sẽ mất một khoảng thời gian hồi phục, có thể mất 2 – 3 tháng, sau đó sẽ hồi phục và phát triển trở lại. Sau khoảng thời gian này, các DN mới bắt đầu lại các hoạt động marketing. Kịch bản này có 30% sẽ diễn ra, nếu tình hình chúng ta kiểm soát đuọc dịch nhanh chóng và không để đỉnh dịch xảy ra. >>> Nếu với kịch bản này, các cty BTL và Event cần phải cố gắng cầm cự cty nào còn cầm cự đến khi thị trường hồi phục sẽ có một “giai đoạn vàng” để phát triển.
* KỊCH BẢN CHỮ L : sau khi dịch qua đi, thị trường sẽ rơi vào một giai đoạn trầm lắng lâu dài. Do DN hay các nhãn hàng lúc này cần thời gian hồi phục, cũng như sẽ tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, không quá tập trung vào các công cụ “tiêu tiền”. Ngoài ra việc tâm lý khách hàng và người tiêu dùng sau khi qua dịch vẫn còn khá e dè, việc chi tiêu dè xẻn cũng dẫn đến việc hổi phục kinh tế khá chậm. Kịch bản này có 50% – 70% sẽ xảy ra >>> lúc này các cty BTL & Event ngoài việc sống sót “càng lâu càng tốt”, còn phải chuẩn bị đến việc sau khi dịch hết, chúng ta vẫn chưa có nhiều việc làm và phải chấp nhận thêm một thời gian khá dài để chờ mọi thứ hồi phục.
* KỊCH BẢN CHỮ W: kịch bản về dịch qua đi, mọi thứ hồi phục chút đỉnh, rồi “cô ấy” lại quay trở lại. KỊch bản này thì, thôi không dám nghĩ nữa. Nếu như tình huống này xảy ra thì chắc các cty BTL và Event nên nghĩ đến việc chuyển đổi mô hình kinh doanh là vừa.
3. CÁC CTY/ AGENCY NÊN CHUẨN BỊ GÌ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY…
Để cầm cự và sống sót qua giai đoạn này, thứ chúng ta cần chuẩn bị nhiều nhất là “TIỀN” , và đây cũng là thứ mà các cty/ agency trong ngành event yếu nhất , “ sức khoẻ tài chính” của rất nhiều cty/ agency gần như không có.
Theo nghiên cứu thì nếu như doanh thu bằng “0”, thì cty/ agency nào có tiền vận hành trong 06 tháng thì nằm trong “nhóm nguy cấp” , nếu lên đến 09 tháng thì là “nhóm có khả năng thoát hiểm” và dòng tiền lên được 12 tháng thì chúc mừng bạn, công ty bạn đang trong “nhóm sống sót”.
Vậy thì trong lúc này, việc lập các kế hoạch để trả lời câu hỏi “làm sao sống qua được 06 tháng tiếp theo mà không có doanh thu” chính là vấn đề ngay lập tức chúng ta cần làm.
* Kế hoạch “Tiết Kiệm”: thực tế thì đã qua rồi giai đoạn chúng ta thực hiện kế hoạch “Tiết kiệm”, nhưng nếu đến giờ các công ty nào còn chưa triển khai thì phải triển khai ngay nhé. Hãy kiểm soát và cắt giảm ngay lập tức những khoản chi phí không cần thiết, những khoản chi nào không mang lại hiệu quả trực tiếp cho việc vận hành cty hay phát triển kinh doanh cần được loại bỏ. Xem xét các thực hiện các phương án để giúp bạn cắt giảm tối đa chi phí hàng tháng nhằm đảo bảo việc vận hành ổn định cty trong thời gian dài nhất.
* Kế hoạch “Sống Sót” : đây là một bước kế hoạch đau thương: kế hoạch giảm lương, cắt giảm nhân sự, chuyển đổi văn phòng….. là những bước cần thiết để giúp chúng ta giữ lại hệ thống cốt lõi của cty mình nếu tình hình “hồi phục chậm” kéo dài.
* Kế hoạch “Ngủ Đông” : cắt giảm toàn bộ chi phí công ty, chỉ giữ lại một hệ thống cơ bản. Cty/agency lúc này tiến vào giai đoạn “tạm dừng hoạt động” để chờ thị trường thật sự hồi phục, để bắt đầu hoạt động trở lại. Để thực hiện kế hoạch này, cần một khoản đầu tư trở lại, nên việc thực hiện “Ngủ đông” cần tính toán thật kỹ. Đừng để không “Sống Sót” được thì đi “Ngủ Đông” nhưng rồi sau đó để “Ngủ Luôn” thì mệt.
4. DỰ BÁO ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM ĐỂ THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI
Theo như các speaker bàn luận hôm qua, thì với tình hình được kiểm soát tốt như hiện giờ, để thị trường thật sự hoạt động trở lại là đến hết tháng 06/2020, tức là giai đoạn bắt đầu Quý 3. Tuy nhiên việc hoạt động trở lại này không phải là các cty/agency Event và BTL có công việc làm trở lại ngay lập tức, giai đoạn này chỉ mới bắt đầu không cần “ngăn sông cấm chợ”, mọi người bắt đầu đi làm, mua sắm, các khu vui chơi giải trí, thương mại bắt đầu hoạt động lại ổn định.
Và với mô hình dịch vụ của ngành BTL chúng ta, thì chúng ta chỉ có việc làm sau khi các DN/ Brand bắt đầu có kế hoạch chi tiền cho marketing thì lúc đó mới có brief / có event để làm thì việc các cty/agency đến tầm tháng 9, tháng 10/2020 mới có project để chạy và tạo ra được doanh thu là điều có nhiều khả năng xảy ra.
Liệu công ty của bạn đang ở đâu trong thời điểm đó.
5. VẬY KẾT LUẬN LÀ GIẢI PHÁP CÁC CTY / AGENCY CẦN ĐƯA RA LÚC NÀY LÀ GÌ ….?
Bill có đưa ra một số gợi ý về mặt giải pháp cho các cty/agency và cũng rất cần thêm ý kiến của các đồng nghiệp trong ngành trong giai đoạn này:
1. Cần chuyển ngay sang “Giai đoạn sống sót” vì hãy tin tôi đi, không có chuyện mọi thứ trở lại nhanh chóng đâu, kịch bản L đã là thứ đẹp nhất có thể hướng đến rồi.
2. Năng cao khả năng từng cá nhân, thúc đẩy các hoạt động phát huy năng lực công ty, tập trung phát triển hình ảnh thương hiệu, đẩy mạnh chăm sóc khách hàng…
3. Chuyển đổi mô hình từ “cung cấp dịch vụ” thành “cung cấp sản phẩm / giải pháp”
4. Tạo ra các mối “liên kết ngành” nhằm đưa đến nhiều giá trị cho DN/ nhãn hàng
5. Phát triển mô hình “chia sẻ ngân sách” để các DN/ nhãn hàng đầu tư ít hơn cho mỗi campaign
6. Đưa mọi thứ kết quả về “ROI” , “hiệu quả kinh tế” khi thực hiện các dự án truyền thông / marketing
Một số điểm đã chia sẻ cùng mọi người trong buổi webminar vừa rồi, Bill hy vọng sẽ cùng trao đổi với các anh chị đồng nghiệp trong ngành Event / BTL để cùng tạo ra các gói giải pháp cho ngành chúng ta trong thời gian sắp tới. Mọi người cùng cho ý kiến nhé.
Quote of the day từ anh Nguyen Ba Ngoc :”Người lính có suy nghĩ tiêu cực nhất lại là người sống sót lâu nhất trong World War II. Các bạn đừng nghĩ hết dịch, nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng, không có chuyện đó đâu”
Còn ông host ngày hôm qua quá đỉnh @Dinh Le Dat và ông chuyên gia Duc Pham thì chứng minh hiệu quả marketing phải đến từ nền tảng của data đã mở cho tui một tầm nhìn mới. Cám ơn ông bạn già Vũ Văn Hiển đã làm cái webminar hữu ích cho cộng đồng DMA và ngành marketing nha.
#billnguyen.com #showdirector #executiveproducer #VEG #EventEkip #VietNamEventGroup #VEEA #AEEC